Điều trị Rối_loạn_mỡ_máu

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Để điều trị chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu, cần phải điều hòa cholesterol trong máu. Điều này được thực hiện chủ yếu bởi sự thay đổi trong lối sống như thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng hoạt động thể chất. Tuy nhiên thay đổi lối sống vẫn không đủ để giảm cholesterol trong máu mà cần kết hợp thêm dược phẩm. Thuốc chống rối loạn chuyển hóa lipid máu thường có một hoặc nhiều các thành phần sau đây:

  • Statin là enzyme tổng hợp ức chế cholesteron
  • Fibrate
  • Axit Nicotinic
  • Anion
  • Β-sitosterol
  • GDL-5

Chúng ta phân biệt 3 nhóm tăng mỡ máu:

  • Tăng cholesterol: chỉ có mức độ cholesterol được tăng lên, các mức lipid máu khác là bình thường. Đối với điều trị, hầu như tất cả các loại tác nhân hạ lipid máu được sử dụng.
  • Lipid máu hỗn hợp: cả hai cholesterol và các triglyceride đều tăng, các liệu pháp thường được sử dụng là statin và/hoặc fibrate.
  • Tăng triglyceride máu: chỉ có các chất béo trung tính bị tăng lên, các mức lipid máu khác bình thường. Các bác sĩ điều trị sử dụng chủ yếu là axit nicotinic và/hoặc fibrate.

Chỉ tiêu

Theo Quỹ Tim Học Quốc gia Úc (đơn vị mmol/L) [1]

Loại mỡKhông triệu chứngCó bệnh mạch vành tim hay "tương đương" (*)
Triglycerides< 1.5< 2.0
LDL-c< 2.0< 4.0 (nếu nhiều nguy cơ: >4.0)
HDL-c> 1.0< 1.0

Trên thực tế thì có ba dạng chính cần điều trị:

  1. Tăng tổng số cholesterol (đa số là do tăng LDL-c)
  2. Tăng nhiều loại mỡ (thường là tăng VLDL-c và LDL-c)
  3. HDL-c thấp (hiếm hơn)

Thông thường, tổng sô Choletserol và TG nên được xét nghiệm dựa theo lượng LDL-c và HDL-c.

Điều trị thường đi theo các bước: điều độ ăn uống ↔ sửa đổi lối sống → thuốc thực phẩm → dược phẩm

Khi bắt đầu chữa phải có mục tiêu rõ ràng để biết công nghiệm điều trị như thế nào. Thí dụ, người không có bệnh thì sẽ mục tiêu khác với người đã có bệnh hay người có nhiều cơ hội bệnh. Xem bảng trên.

Chú giải (*):  "tương đương" - Một số người tuy chưa bị bệnh mạch vành tim nhưng có đủ các điều kiện nguy cơ như trong gia đình có người bị bệnh, đái tháo đường với biến chứng có albunim trong nước tiểu (microalbuminuria), cộng với hai trong ba yếu tố khác như béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp. Những người này được liệt vào hạng "tương đương" coi như đã có bệnh tim mạch. Những người có bệnh động mạch ở nơi khác như tay, chân, não v.v... cũng coi như sẽ có bệnh mạch vành tim trong 5-10 năm sau.

Mục tiêu điều trị bệnh mỡ máu

Nhóm bệnh nhânÁp dụng biện pháp điều trịMục tiêu cần phải đạt được
Nguy cơ thấp: không có bệnh mạch vành (hoặc bệnh tương đương), có dưới 1 yếu tố nguy cơ khác kèm theoĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 4,1 mmol/L

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 4,9 mmol/L(xem xét dùng thuốc nếu LDL-C từ 4,13- 4,88 mmol/L) (.≥160 mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 4,1 mmol/L(160 mg/dL)
Nguy cơ trung bình: không có bệnh mạch vành (hoặc bệnh tương đương) và có thêm 2 yếu tố nguy cơ khác kèm theoĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 3,4 mmol/L (≥130 mg/dL)

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 4,1 mmol/L (≥160 mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 3,4 mmol/L(130 mg/dL)
Nguy cơ trung bình cao: không mắc bệnh mạch vành (hoặc bệnh tương đương) có trên 2 yếu tố nguy cơ và dự kiến có nguy cơ bệnh trong vòng 10 năm tớiĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c thấp hơn hoặc bằng: 3,4 mmol/L (≥130 mg/dL)

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 3,4 mmol/L (≥130 mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 2,6 mmol/L(100 mg/dL)
Nguy cơ cao: Bệnh mạch vành hoặc bệnh tương đương kèm theo huyết áp cao hoặc đái tháo đườngĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c thấp hơn hoặc bằng: 2,6 mmol/L (≥100 mg/dL)

Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 2,6 mmol/L (≥100 mg/dL)

Hạ chỉ số LDL-c nhỏ hơn 1,8 mmol/L(70 mg/dL)

Mục tiêu điều trị ở bệnh nhân tăng Triglycerid:

- Nồng độ Triglycerid trong máu Từ:1,695 – 2,249 mmol/L. Mục tiêu điều trị chính vẫn là giảm LDL-C (theo chỉ số LDL-C trong máu)

- Từ: 2,26 – 5,639 mmol/L Điều trị làm giảm LDL-C bằng Statin hoặc kết hợp thêm Nicotinic acid hoặc thêm Fenofibrat một cách thận trọng

- Nồng độ trong máu ≥ 5,56 mmol/L Cần điều trị giảm nhanh để tránh viêm tụy cấp, sau khi Triglycerid < 5,65mnol/L thì mục tiêu điều trị chính lại là chỉ số LDL-C trong máu

Trong đó khái niêm:

+ Bệnh tương đương: tức là bệnh có giá trị để phân nhóm bệnh nhân như mắc bệnh mạch vành, đó là: Bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh.

+ Khái niệm nguy cơ: Đó là các yếu tố làm tác động đến rối loạn mỡ máu, đó là: Hút thuốc lá, tăng huyết áp (huyết áp > 140/90), nồng độ HDL thấp < 1,03 mmol/L, gia đình có người mắc bệnh động mạch vành

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rối_loạn_mỡ_máu http://www.heartfoundation.com.au http://www.acpmedicine.com/sample/ch0902s.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=272 http://www.medicinenet.com/statins/article.htm //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2021/MB_cgi?mode=&term=... http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/cholesterol.htm... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://hoidapbacsi.net/thuc-don-danh-cho-nguoi-ben... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nhie... http://dantri.com.vn/c7/s162-441436/ph242ng-v224-d...